Nuoc sach 1.5

3 điều nên làm để tránh nhiễm khuẩn khi đi du lịch

Tháng Ba 8, 2016
Kinh nghiệm du lịch

Thường xuyên rửa sạch tay với cồn hoặc xà phòng, rửa sạch rau củ với nước đóng chai, bóc vỏ trái cây trước khi ăn… là những thao tác đơn giản giúp bạn luôn khỏe mạnh khi đến những vùng đất lạ.

 

Thường xuyên rửa sạch tay với cồn hoặc xà phòng, rửa sạch rau củ với nước đóng chai, bóc vỏ trái cây trước khi ăn… là những thao tác đơn giản giúp bạn luôn khỏe mạnh khi đi đến những vùng đất lạ.

Nuoc sach 1.5

Nữ phượt thủ người Mỹ, Jane E. Brody là người có những chuyến đi dài ngày được đông đảo cộng đồng du lịch chia sẻ. Và dưới đây là những bí quyết về cách chăm sóc sức khỏe mà cô áp dụng trong các chuyến đi.

1. Luôn dùng nước sạch

2. Bạn nên uống nước hay đánh răng bằng nước đóng chai. Một lưu ý khác là không mở miệng khi tắm vòi sen hay bơi trong hồ.

3. Dùng thuốc hỗ trợ tiêu hóa có hoạt chất bismuth subsalicylate

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Mỹ năm 1980, Tiến sĩ Herbert L. DuPont thuộc Đại học Texas, Houston mô tả việc giảm nguy cơ tiêu chảy khi dùng loại thuốc viên hỗ trợ tiêu hóa (có hoạt chất bismuth subsalicylate) của các sinh viên Mỹ khi đi du lịch đến Mexico. Lọa thuốc này luôn có trong túi du lịch của Brody.

Trong nghiên cứu tiếp theo được công bố vào năm 1987, Tiến sĩ DuPont và các cộng sự khẳng định, dùng bốn viên thuốc một ngày sẽ giúp giảm 65% tỷ lệ nguy cơ phát triển bệnh tiêu chảy (mỗi viên khoảng 262 miligram).

Trong chuyến đi đến Việt Nam, Thái Lan, Peru, Indonesia, Ấn Độ và Nepal, Brody đã dùng một liều nhỏ hơn. Cô hoàn toàn không bị nhiễm bệnh dù ăn salad và nhiều loại trái cây.

Khi ở Ấn Độ và Nepal, một người bạn đồng hành của cô cũng dùng loại thuốc này. Họ là những người duy nhất trong đoàn khỏe mạnh, dù vẫn dùng các loại thực phẩm mà những người khác tránh.

Nếu muốn dùng liều lớn hơn của tiến sĩ DuPont, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe, bạn chỉ nên dùng thực phẩm đã được nấu chín và còn nóng.

Nuoc sach 1.4

Hãy rửa sạch rau củ với nước đóng chai và bóc vỏ trái cây trước khi ăn. Bạn cũng đừng quên thường xuyên rửa sạch tay nhất là trước khi ăn với cồn hoặc xà phòng để loại bỏ vi khuẩn.

Tìm hiểu thông tin y tế trước khi lên đường

Bạn nên cập nhật tất cả thông tin mới nhất về việc tiêm phòng vắc xin các loại bệnh như sởi, quai bị, thủy đậu, bạch hầu, uốn ván, cúm, viêm gan siêu vi,… cho khách du lịch tại các trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh dịch của đất nước nơi bạn sẽ ghé thăm.

Một chuyến đi có trẻ nhỏ không thể thiếu kem chống nắng, kem chống côn trùng, thuốc mỡ kháng sinh, băng cá nhân và thuốc chống say tàu xe.

Nuoc sach 1.6

Để bọn trẻ không bị tụ máu trên các chuyến bay dài, cha mẹ nên đặt chỗ ngồi gần lối đi để chúng có thể đứng lên đi lại mỗi giờ. Điều này cũng giúp cho đầu gối và mắt cá chân được vận động liên tục.

Mặc dù nguy cơ tụ máu thường rất nhỏ, bạn cũng không nên chủ quan. Những người trên 40 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc người thân có tiền sử mắc chứng tụ máu rất dễ gặp phải hiện tượng này. Các loại thuốc có chứa estrogen cũng làm nguy cơ tăng cao. Hãy tìm hiểu thêm hoặc hỏi bác sĩ về vấn đề này.

Ngay cả khi đi du lịch một mình, đừng quên mua bảo hiểm và mang theo đầy đủ các loại thuốc cần thiết, bởi không ai biết rõ chuyện gì sẽ xảy ra.

Hãy mang theo giấy khám sức khỏe hay toa thuốc của căn bệnh bạn đang chữa trị và một số thuốc dự phòng, trong trường hợp chuyến đi bị kéo dài.

Một vài lưu ý khác:

Bạn không nên bơi lội trong các hồ nước ngọt không đảm bảo vệ sinh.

Nhiều loài động vật rất đáng yêu, nhưng bạn cũng nên giữ khoảng cách với chúng. Không tùy ý chạm hay cho chúng ăn vì một số có thể mang mầm bệnh dại. Nếu bị động vật cắn, bạn cần rửa ngay vết thương với xà phòng và đến bác sĩ sau đó nếu có thể.

Nếu bạn đang muốn chinh phục độ cao hơn 2.000 m, hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi bạn có tiền sử mắc chứng sợ độ cao.

Theo VnExpress