“Bức tường nước mắt” ở Hawaii

Tháng Chín 21, 2015
Địa điểm du lịch

Waialeale được gọi là “Bức tường nước mắt” bởi có rất nhiều thác nước chảy mạnh xuống hai bên sườn núi trông giống như nó đang khóc. Hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác nước tuyệt đẹp này ở Hawaii.

 

Núi Waialeale (hoặc Wai’ale’ale) là một miệng núi lửa và là điểm cao thứ hai trên đảo Kauai thuộc quần đảo Hawaii. Trong ngôn ngữ Hawaii, Wai’ale’ale có nghĩa là “gợn sóng nước”

hoặc “tràn nước”. Lượng mưa trung bình là hơn 452 inch (11.500 mm) một năm kể từ năm 1912, với kỷ lục 683 inch (17,300 mm) vào năm 1982, biến đỉnh núi trở thành một trong những nơi ẩm ướt nhất trên trái đất. Lượng nước mưa này chảy xuống từ đỉnh cao 5,148 feet tạo thành vô số dòng suối nhỏ. Waialeale được gọi là “Bức tường nước mắt” bởi có rất nhiều thác nước chảy mạnh xuống hai bên sườn núi trông giống như nó đang khóc.

Núi Waialeale không phải là nơi dễ dàng để đi bộ. Hai bên vách núi gần như thẳng đứng và mặt đất được bao phủ bởi cây cối và thực vật với những bụi dương xỉ dày. Có một vài con đường mòn đi bộ trong khu vực. Cách duy nhất để chiêm ngưỡng các bức tường “nước mắt” này là bằng trực thăng, thậm chí sau đó bạn có thể may mắn có được cảm giác bay lượn giữa thiên đàng vì khu vực này thường được bao phủ bởi những đám mây mờ ảo.

Có nhiều lý do để giải thích tại sao Wai’ale’ale lại nhận được rất nhiều mưa. Đầu tiên, Kauai là cực Bắc của quần đảo Hawaii, vì vậy nó tiếp xúc nhiều hơn với các kiểu thời tiết mang lại mưa trong mùa đông. Thứ hai, Wai’ale’ale có hình nón tròn, tất cả các mặt đỉnh của nó đều tiếp xúc được với những cơn gió bão hòa ẩm. Thứ ba, đỉnh của nó nằm ngay bên dưới luồng gió mậu dịch ở độ cao 6.000 feet (1,829 m), ở độ cao đó những đám mây được gió mậu dịch tạo ra không thể bay cao lên được nữa mà chỉ tập trung quanh đỉnh núi. Và cuối cùng, những vách đá dựng đứng của ngọn núi làm cho không khí ẩm tăng lên một cách nhanh chóng hơn 3.000 feet (910m) trong vòng chưa đầy nửa dặm (800m) và thả một phần lớn lượng mưa của nó vào cùng một chỗ.

Tuy vậy trên đỉnh núi là khá cằn cỗi, so với lượng nước khổng lồ mà nó nhận được. Một trong những lý do đó là trên đỉnh núi có vài loại cây có thể tiêu thụ một lượng mưa lớn. Ngoài ra, kể từ khi đỉnh núi được bao phủ bởi những đám mây hầu hết các ngày trong năm, ánh nắng mặt trời ít có cơ hội chiếu được đến mặt đất để thúc đẩy các loài thực vật tăng trưởng. Tuy nhiên, nấm và địa y phát triển rất mạnh ở đây.