Tìm hiểu biểu tượng “Nữ thần tự do” của Hoa Kỳ
Nữ thần Tự do là biểu tượng cửa sự tự do và giàu có, là hình ảnh đại diện cho New York và toàn thể nước Mỹ. Tác phẩm là tặng vật chính trị của Pháp, do kiến trúc sư Frederic Bartholdi thiết kế xây dựng.
Tượng Nữ thần Tự do (tên đầy đủ là Nữ thần Tự do soi sáng thế giới) là một tác phẩm điêu khắc theo phong cách tân cổ điển với kích thước cực lớn, đặt trên đảo Liberty tại cảng New York. Tác phẩm này do kiến trúc sư Frederic Bartholdi thiết kế và được khánh thành vào ngày 28/10/1886. Đây là tặng vật của nhân dân Pháp tặng nước Mỹ.
Tượng Nữ thần Tự do trên đảo Liberty, New York.
Bức tượng được xây dựng tại Pháp, xếp trong các thùng lớn và vận chuyển bằng tàu biển, rồi sau đó được ráp vào bệ tượng nằm trên hòn đảo vốn xưa kia có tên là đảo Bedloe. Bệ tượng khổng lồ do kiến trúc sư Mỹ Richard Morris Hunt thiết kế cao 47m, tượng Nữ thần cao 46m, khiến chỏm ngọn đuốc cao hơn mặt đất tới 93m. Tượng nặng 229 tấn, lưng rộng 10,6m, miệng rộng 91cm, tay phải giơ ngọn đuốc lửa dài 12,8m, chỉ riêng một ngón tay trỏ cũng dài 2,4m. Trên chân Nữ thần có xiềng sắt tượng trưng cho việc lật đổ chính quyền tàn bạo, tay trái nắm bản Tuyên ngôn Độc Lập của nước Mỹ, trên mũ đầu Nữ thần là bảy đường tia sáng chiếu khắp bảy đại dương, bảy đại châu. Trong ruột Nữ thần có cầu thang xoáy ốc giúp du khách leo lên được vùng đầu (tương đương với leo một ngôi nhà lầu cao 12 tầng).
Tượng Nữ thần Tự do có hình dáng một người phụ nữ, tay phải cầm ngọn đuốc, tay trái cầm một tấm đá phiến có khắc ngày tháng độc lập của Hoa Kỳ.
Tượng Nữ thần Tự do bắt nguồn từ vấn đề chính trị nước Pháp. Năm 1865, Napoleon III lên ngôi, một học giả tên Edouard de Laboulaye cùng người trưởng nhóm của ông hy vọng chấm dứt chế độ quân chủ, xây dựng một nước Cộng hòa Pháp mới, nên chuẩn bị tạo dựng tượng Nữ thần Tự do biểu đạt sự tán dương của họ đối với quốc gia bên kia bờ Đại Tây Dương và khích lệ lòng đồng tình giữa nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ. Nhà điêu khắc trẻ tuổi Fréderic Auguste Bartholdi dưới sự khuyến khích của Laboulaye suy tính thiết kế công trình này.
Cầu thang xoắn phía trong bức tượng
Lễ khánh thành được tổ chức vào buổi trưa ngày 28/10/1886. Tổng thống Grover Cleveland, cựu Thống đốc tiểu bang New York đứng ra làm chủ tọa cho buổi lễ. Vào buổi sáng ngày khánh thành, một cuộc diễu hành được tổ chức trong thành phố New York. Ước tính về số người xem từ vài trăm ngàn đến 1 triệu người. Tổng thống Cleveland dẫn đầu buổi diễu hành, rồi đứng trên đài quan sát để xem các ban nhạc và đoàn người diễu hành đến từ khắp nưđc Mỹ. Tướng Stone là trưởng ban phụ trách nghi lễ cho buổi diễu hành. Đường diễu hành bắt đầu lừ Quảng trường Madison và tiến về Công viên Battery ở mũi phía Nam của Manhattan, qua ngã đường số 5 và đường Broadway với một chút đổi hướng để cuộc diễu hành đi ngang trước mặt tiền tòa báo Worlđ nằm trên đường Park Row. Khi đoàn diễu hành đi ngang qua Sở Giao dịch chứng khoán New York, những người mua bán chứng khoán quăng các cuộn hoa giấy từ các cửa sổ xuống, khởi đầu cho truyền thống diễu hành có quăng hoa giấy tại thành phố New York.
Hình ảnh Tượng Nữ thần Tự do thường xuyên có mặt trong đời sống văn hóa, kinh tế xã hội ở Hoa Kỳ
Tượng Nữ thần Tự do từ lâu đã là những đề tài thường xuyên có mặt trong đời sống văn hóa, kinh tế xã hội ở Hoa Kỳ. Tượng được in trên những con tem thư và tiền kim loại của Hoa Kỳ, xuất hiện trên những đồng tiền kim loại tưởng niệm được phát hành để đánh dấu sinh nhật 100 năm của tượng và trên phiên bản tiền 25 xu của tiểu bang New York năm 2001 thuộc bộ phát hành tiền 25 xu kỷ niệm các tiểu bang Hoa Kỳ. Năm 1997, hình của bức tượng được chọn dùng cho loại tiền không lưu hành là đồng bạch kim đại bàng Mỹ và xuất hiện ở mặt trái hay còn gọi là “mặt chữ” của bộ tiền kim loại 1 đô la Tổng thống đang được lưu hành. Hai hình ngọn đuốc của bức tượng (một lớn và một nhỏ) xuất hiện trên tờ giấy bạc 10 đô la lưu hành hiện nay…