Văn hóa ẩm thực của người Mỹ
Nuớc Mỹ là một hợp chủng quốc đa sắc tộc, đa văn hóa, do vậy ẩm thực ở đây rất đa dạng và có nguồn gốc từ nhiều nơi khác nhau. Mặc dù vậy nhưng các món ăn của người Mỹ vẫn mang những nét đặc trưng, phong cách riêng.
Nuớc Mỹ là một hợp chủng quốc đa sắc tộc, đa văn hóa, do vậy ẩm thực ở đây rất đa dạng và có nguồn gốc từ nhiều nơi khác nhau. Mặc dù vậy nhưng các món ăn của người Mỹ vẫn mang những nét đặc trưng, phong cách riêng.
Khi những người định cư đầu tiên tới Mỹ, họ đã đem theo những cây trồng và gia súc tương tự với quê hương để sản xuât lương thực và nhu yếu phẩm vào Mỹ . Trải qua những khó khăn ban đầu, cho đến khi thông thương được với Anh Quốc, những người định cư này cuối cũng cũng thích nghi đươc với vùng đất mới với một thực đơn ăn uống mới tương tự với mẫu quốc. Mặc dù có những ngoại lệ với những loài rau và động vật bản địa nhưng những người định cư vẫn nấu những món ăn cũ và cố gắng coi đó như phần thay thế cho những nguyên liệu của cố quốc. Phong cách nấu ăn ở các bang của Mỹ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những người Anh di cư bắt đầu tại thời điểm này.
Thực đơn của người Mỹ trong thay đổi theo từng vùng bắt đầu từ giữa thế kỉ 18. Trong khi những bang miền Nam có thể trồng trọt hầu như quanh năm thì những bang miền Bắc lại không thể. Lúa mỳ là một sự lựa chọn được ưu tiên. Họ thường dùng lúa mỳ làm bánh quy cho bữa ăn sáng với thịt heo. Thịt lợn ướp muối là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ bữa ăn nào, nó được dùng với rau và là thực phẩm cung cấp nhiều protein.
Trong khi đó thì những vụ mùa ở phía Bắc thì rất ít. Lúa mỳ, đã từng dùng để làm bánh mỳ hầu như không còn có thể phát triển được nữa mà chỉ nhập khẩu từ nơi khác với chi phí cao. Do đó đã xuất hiện những thức ăn thay thế như ngô và bánh kếp Johnny. Một số rau củ được trồng ở thuộc địa miền Bắc bao gồm cây cải, hành, cải bắp, cà rốt, cây phòng phong cùng với một số họ đậu, hạt mè. Trong những tháng mùa hè, quả bí, bầu phát triển tốt.
Từ thế kỉ thứ XX-XXI, một trong những đặc trưng của nền ẩm thực Mỹ là phong cách chế biến hoàn toàn mới, kết quả của sự hợp nhất văn hóa từ nhiều dân tộc và vùng miền khác nhau. Một vài món được xem là những món đặc trưng của người Mỹ thì thực chất lại có nguồn gốc từ nhiều khu vực khác, những đầu bếp và bếp trưởng người Mỹ đã biến đổi về căn bản qua năm tháng để đến bây giờ chúng hòa nhập vào thế giới ẩm thực như những món thuần Mỹ. Hot dog và hamburger là những ví dụ điển hình cho lối dung hòa này. Chúng được mang vào Mỹ qua những người nhập cư đến từ Đức và hẳn nhiên trong cuộc sống hiện đại của chúng ta ngày nay, hai món này đựoc coi là món ăn của người Mỹ.
Những món ăn châu Á cũng đóng vai trò quan trọng trong phong cách nấu nướng của người Mỹ. Châu Á là một trong những châu lục có dân nhập cư ở Mỹ khá nhiều. Đến Mỹ họ đã đem đến nhiều nét đăc trưng văn hóa của từng vùng miền ở mỗi đất nước. Nét đặc trưng dễ thấy nhất ở đây là thức ăn của những nước Châu Á, đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống ẩm thực của cư dân Mỹ. Thức ăn nhanh là thức ăn thông dụng ở Mỹ nhưng hiện nay trong khẩu vị của người Mỹ ngày càng có xu hướng khám phá các món ăn khác nhau ở châu Á.
1. Bữa sáng
Trong thực tế thì phần lớn người Mỹ xem thường bữa ăn sáng, phần thì họ bận rộn, phần thì họ muốn ăn kiêng. Những người trưởng thành dùng bữa sáng rất qua loa, chỉ một ly nước cam ép với bánh nướng quết món peanut butter( một loại mứt bơ làm từ hạt dẻ ) rất ngon nhưng hơi mặn hoặc với loại nước uống truyền thống là cà phê. Bữa sáng thịnh soạn hơn sẽ gồm trứng rán, bánh mỳ nướng, nước hoa quả và trái cây nhưng thường chỉ có vào sáng chủ nhật. Vào những sáng làm việc vội vã trong tuần, người Mỹ thường chỉ uống cà phê.
Peanut butter
2. Bữa trưa
Hầu hết người Mỹ ăn trưa từ giữa trưa đến 2h chiều. Bữa ăn giữa ngày này thường không ăn ở nhà. Người lớn ít khi về nhà ăn trưa và trẻ em cũng ăn tại trường. Một vài người mang cơm được chuẩn bị ở nhà và đựng trong các túi giấy. Chính vì điều này, họ cần một buổi ăn trưa gọn nhẹ. Thường thấy trong buổi ăn trưa là bánh mỳ sandwich. Nó vừa rẻ và làm nhanh. Bánh mỳ sandwich chỉ có hai miếng bánh mỳ kẹp lại với nhau, được phết với bơ, nước sốt, mù tạc và kẹp ở giữa là thịt, phomat, cá, gà. Có những món sandwich lạnh được làm từ giămbông và phomat, đậu phụng, bơ, mứt và những lát mỏng gà hoặc gà tây, cá ngừ, xà lách và thịt bò nướng. Những người ăn trưa ở nhà hàng thích gọi những món sandwich nóng. Phổ biến nhất là hamburger và hotdog.
3. Bữa tối
Bữa ăn quan trọng nhất trong ngày là bữa tối, thường vào lúc 6h tối. Bữa ăn tối có thể có nhiều món : món khai vị ( bao gồm trái cây tươi, nước ép trái cây hoặc ít cá), món soup, salad trộn, món chính có thịt gà hoặc cá, bên cạnh đó còn có các món canh, cơm hoặc mì sợi. Người ta uống trà hoặc cà phê trước khi kết thúc bữa ăn. Hầu hết người Mỹ đều thích tráng miệng với bánh ngọt, bánh pa-tê hoặc kem. Kem táo được dùng với một ít phomat là món rất phổ biến.
Trong bữa ăn trưa và ăn tối, người Mỹ thường uống nước lọc, nước ép trái cây, bia, café, trà hoặc nước uống có ga mà người ta quen gọi là soda. Rượu vang được coi là thức uống sang trọng được dùng chiêu đãi trong các buổi tiệc, các buổi lễ hoặc khi đi ăn ngoài nhà hàng.
Bởi vì bữa ăn tối thường được ăn khá sớm, nên nhiều người Mỹ trước khi đi ngủ có thói quen ăn nhẹ. Trẻ em trước khi đi ngủ thường uống sữa, ăn bánh ngọt. Những người lớn thường ăn trái cây hoặc bánh ngọt.
Vào ngày chủ nhật và những ngày lễ, khi thời tiết đẹp, người Mỹ thường đi ra bên ngoài. Họ thích đi tản bộ ở công viên hoặc những cuộc liên hoan ngoài trời với những món bit-tết, hotdog và hamburger. Hoặc tản bộ nơi biển và ăn hải sản.